Tấm MDF (Medium Density Fiberboard) hay còn gọi là ván MDF được dùng phổ biến trong các lĩnh vực khác nhau như làm đồ nội thất văn phòng, vách ngăn phòng vệ sinh, vách ngăn văn phòng,…
Thông số sản phẩm tấm MDF
Mã sản phẩm | MDF (Medium Density Fiberboard) |
Độ dày | 18mm |
Đặc tính | chịu ẩm tốt |
Kích thước | – 1220 * 2440mm
– 1830 * 2440mm |
Thương hiệu | TOPVACH |
Cấu tạo tấm MDF chống ẩm như thế nào?
Tấm MDF được cấu tạo bởi gỗ ép công nghiệp được sản xuất bằng cách trộn các vụn gỗ nhỏ với keo kết dính đặc biệt. Thông qua quá trình ép lớp nhiều lần ở độ nén lớn tạo nên tấm MDF chất lượng cao với độ dày theo tiêu chuẩn.
Để làm vách ngăn vệ sinh thì lõi gỗ của tấm MDF có chứa các hạt xanh chống ẩm cao và có khả năng kháng nước. Bề mặt của tấm được phủ lớp Melamine, giúp chống trầy xước và bảo vệ bề mặt tấm khỏi tác nhân gây hại.
Các loại tấm MDF trên thị trường hiện nay
Có các loại tấm MDF đang được sử dụng trong mọi lĩnh vực. Tùy vào mục đích sử dụng mà nên chọn loại tấm cho phù hợp.
- Tấm MDF chống ẩm: Có lõi màu xanh lá cây. Thường được sử dụng trong các khu vực ẩm ướt như nhà vệ sinh, sàn nhà, cửa ra vào, khu vực tiếp xúc với nước. MDF chống ẩm đang là vật liệu lý tưởng nhất nhờ khả năng chống ẩm vs giá thành rẻ.
- Tấm MDF chống cháy: Có lõi màu nâu đỏ. Loại này thường sử dụng trong thiết kế nội thất. Các vật dụng yêu cầu chống cháy cao.
- Tấm MDF thường: Có lõi màu nâu đỏ. Sẽ được sử dụng trong các sản phẩm nội thất thông thường khác.
Để sử dụng làm vách ngăn vệ sinh, nên chọn tấm MDF chống ẩm.
Đặc tính của tấm MDF ván gỗ công nghiệp
Tấm MDF không có khả năng chống nước hoàn hảo nhưng có khả năng chống ẩm rất tốt.
Ngoài ra tấm còn có những đặc tính đặc biệt như sau:
- Không bị cong vênh, co ngót, chống mối mọt và côn trùng
- Chống trầy xước, vết bẩn
- Có độ bền cơ lý cao
- Tấm MDF không có mùi
- Tấm MDF chống cháy, chống va đập
- Độ bền và mẫu mã đa dạng
- Giá thành rẻ, phù hợp với kinh phí các công trình nhỏ
Kích thước tiêu chuẩn của tấm MDF là bao nhiêu?
+ Tấm MDF có tỉ trọng trung bình là 680 – 840 kg/m3.
+ Các kích thước thông dụng là 1220 x 2440mm và 1830 x 2440mm
+ Độ dày thông dụng nhất là 3,5,9,12,15,17,18,25 (mm)
Kích thước tiêu chuẩn phổ thông nhất của tấm MDF làm vách ngăn vệ sinh là: 1830 x 2440 x 18mm.
Báo giá tấm MDF gỗ công nghiệp chống ẩm
Với mặt bằng thị trường tấm thì tấm MDF đang có giá thành hợp lý nhất. Phù hợp cho mọi công trình yêu cầu cực cao về thẩm mỹ do bề mặt màu đa dạng hơn các dòng vật liệu khác.
Về giá thành thì có sự chênh lệch giữa các tấm như sau:
- Giá thành chênh lệch giữa tấm MDF với tấm Compact HPL là 10 – 15%
- Chênh lệch giữa giá tấm MDF và tấm MFC là 15 – 20%
>>>> Xem báo giá tấm MDF chi tiết kèm ưu đãi mới nhất.